Tìm hiểu về vải dệt kim, vải dệt thoi và vải không dệt
Ngày: 14/09/2018
Trong cuộc sống bạn đã từng nghe vải dệt kim và vải dệt thoi và vải không dệt. Vậy vải dệt kim là gì? vải dệt thoi là gì? và vải không dệt là gì. Hãy cũng đồng phục Thành Công tìm hiểu về các loại vải dệt nay nhé.
1. Tìm hiểu về vải dệt kim, vải dệt thoi và vải không dệt
Vải là chất liệu được sử dụng phổ biến trong đời sống của con người, là sản phẩm được tạo ra bởi sự kết hợp các xơ sơi bằng cách dệt hoặc đan hoặc gắn kết nhiều xơ sợi tạo ra vải có bề mặt lớn để đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau, có độ dày và cường lực nhất định .
Nói chung, 3 quá trình căn bản sản xuất ra các loại vải được phân loại như sau:
2. Dệt thoi:
Dệt thoi là quá trình tạo ra sự kết hợp của 2 hệ sợi: dọc ( warp) và sợi ngang ( weft) thẳng góc với nhau . Trong đó tùy theo từng kiểu dệt khác nhau, sợi ngang sẽ được đan lồng với sợi dọc với những quy cách khác nhau tạo ra các bằng các kiểu dệt khác nhau. Sợi được chạy suốt theo chiều dọc ( lengthwise) của vải ( Woven fabric), được gọi là sợi dọc ( Warp yarn) và sợi chạy theo chiều ngang ( widthwise) của vải, được gọi là sợi ngang( weft or filling yarn).
Đặc điểm chung của vải dệt thoi:
– Vải có cấu trúc tương đối bền tốt.
– Bề mặt vải khít.
– Độ dãn dọc và dãn ngang ít.
– Dễ bị nhầu, đặc biệt với một số loại vải như cotton, lanh…
– Vải không bị quăn mép, không bị tuột vòng.
– Đa dạng và phong phú về kiểu dệt, chất liệu.
3. Dệt kim:
Là quá trình tạo thành vải bằng sự liên kết một hệ các vòng sợi ( loop) với nhau. Các vòng sợi (mắt sợi) được liên kết với nhau nhờ kim dệt giữ vòng sợi cũ trong khi một vòng sợi mới được hình thành ở phía trước của vòng sợi cũ. Vòng sợi cũ sau đó lồng qua vòng sợi mới để tạo thành vải.
Vải dệt kim ( Knitting fabric) bao gồm các hàng ngang gọi là hàng vòng ( Course) và cột dọc gọi là cột vòng ( Wales).
Đặc điểm chung của vải dệt kim:
– Bề mặt thoáng, mềm, xốp.
– Tính co dãn, đàn hồi lớn. Khi chịu lực tác dụng, độ dãn của vải lớn hơn nhiều so với vải dệt thoi.
– Giữ nhiệt tốt mà vẫn không cản trở quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường xung quanh.
– Ít nhầu, dễ bảo quản và giặt sạch.
– Tính vệ sinh trong may mặc tốt.
– Tạo cảm giác mặc dễ chịu.
– Nhược điểm: quăn mép và dễ tuột vòng.
Vải dệt kim ( Knitting fabric) bao gồm các hàng ngang gọi là hàng vòng ( Course) và cột dọc gọi là cột vòng ( Wales).
>>> Xem thêm:
4. Vải không dệt ( Non-Woven):
Trong quá trình này , vải được gọi l;à vải không dêt, tạo ra bằng cách gắn kết các sợi lại với nhau không bằng cách dệt hay đan mà chúng được giữ lại với nhau do một hóa chất kết dính hay có thể bằng cách làm nóng chảy một trong những thành phần xơ sợi trong chính bản thân vải.
Vải không dệt thông thường là vải kỹ thuật nên có thể có thời gian sử dụng rất ngắn, hoặc rất bền; Có thể mang những chức năng đặc biệt cho nhiều phạm vi ứng dụng khác nhau như : Có thể thấm nước ( absorbency) rất tốt, cũng có thể kỵ nước ( water repellency) hoặc chống thấm nước( water proof) ; Khả năng chống cháy ( flame retardancy) rất cao; Mềm mại (softness);Đàn hối ( Stretch) ; Cường lực cao ( Strength) ; Cách nhiệt ( Insulation); Chống khuẩn ( Anti-bacteria) ….
Phạm vi ứng dụng của vải không dệt rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống con người.
Đây chỉ là những khái niêm cơ bản, cung cấp hình dung các phương pháp chủ yếu và truyền thống tạo ra vải. Hiên nay, rất nhiều công nghệ hiên đại dệt ra vải mà làm cho những tên gọi truyền thống không còn thật sự thích hợp. Ví dụ như chúng ta vẫn dùng tên gọi truyền thồng là vải dệt thoi, nhưng thực tế việc đan sợi ngang vào vải “dệt thoi” đã không còn là vai trò của “con thoi” , như trên máy dệt kiếm, dệt khí, dệt nước…Hoặc mốt số vải là sự kết hợp giữa phương pháp dệt thoi va không dệt…Chúng ta sẽ đề cập riêng từng phương pháp ở các bài sau.
Quý khách vui lòng liên hệ Đồng Phục Thành Công sẽ có nhân viên đến tận nơi để tư vấn may đồng phục giá rẻ nhưng chất lượng luôn đảm bảo cho khách hàng xem mẫu áo, in, thêu và mẫu vải.