Áo thun đồng phục bị co giãn làm sao để khắc phục? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn thường xuyên mặc áo thun trong môi trường công sở, học đường hay các hoạt động tập thể. Áo thun là kiểu trang phục quen thuộc nhờ sự thoải mái, năng động nhưng sau một thời gian sử dụng nó rất dễ bị giãn, đặc biệt là ở phần cổ áo hoặc thân áo. Vậy nguyên nhân áo thun đồng phục bị co giãn là gì? Làm sao để hạn chế và khắc phục tình trạng này? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết.
Áo thun đồng phục bị co giãn do đâu?
Chất liệu vải không đảm bảo
Áo thun đồng phục bị co giãn do đâu? Nếu áo được may từ loại vải chất lượng thấp hoặc phần viền cổ không được gia công kỹ lưỡng, chỉ sau vài lần giặt cổ áo có thể bị giãn và mất form. Ngoài ra, quy trình may không chuẩn cũng có thể khiến cổ áo bị rộng và nhanh hỏng hơn.
Giặt và phơi sai cách
Khi giặt áo bằng nước nóng hoặc sấy ở nhiệt độ cao, sợi phải dễ bị tác động mạnh và dễ bị giãn ra. Ngay cả khi bạn giặt bằng tay nhưng phơi dưới ánh nắng gắt, vải cũng có thể bị khô cứng, dẫn đến cổ áo nhanh mất dáng.

Bảo quản chưa đúng kỹ thuật
Nhiều người có thói quen treo áo thun bằng móc, điều này khiến phần cổ áo chịu lực kéo xuống liên tục và dễ bị dão. Đây cũng là một trong các nguyên nhan chính làm áo thun đồng phục bị co giãn. Thay vào đó, bạn nên gặp áo gọn gàng sau khi giặt và cất vào tủ để giữ dáng áo lâu hơn.
Cách may chưa đúng
Trong một số trường hợp, cổ áo thun có thể bị giãn chỉ sau vài lần mặc. Nguyên nhân chủ yếu là do chất liệu vải không được chọn kỹ càng hoặc chưa được xử lý đúng cách. Bên cạnh đó, nếu kỹ thuật may phần cổ áo và thân áo không được thực hiện tỉ mỉ, cổ áo có thể bị rộng hoặc nhăn nhún, làm mất đi vẻ thẩm mỹ của chiếc áo.
Cách khắc phục áo thun bị co giãn
Cách 1: Làm giãn áo thun bị chật bằng tay
Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Bạn không cần dụng cụ đặc biệt nào cả, chỉ cần đôi tay khéo léo là có thể giúp chiếc áo trở nên vừa vặn hơn. Với áo thun làm từ vải cotton, bạn có thể tận dụng đặc tính co giãn của nó để điều chỉnh lại form áo.
Sau khi giặt áo bằng nước ấm, bạn dùng tay kéo nhà nhàng các phần như vai, thân áo hoặc tay áo theo chiều mong muốn. Lưu ý, hãy kéo từ từ và đều tay để tránh làm hỏng vải hoặc khiến áo bị giãn quá mức. Làm vài lần như vậy, áo sẽ rộng ra một chút và mặc thoải mái hơn.
Cách 2: Dùng dầu xả để làm giãn áo thun bị chật
Nếu bạn từng nhận được một chiếc áo thun xinh xắn nhưng lại bị chật khi mặc, đừng vội bỏ qua nó nhé. Có một mẹo rất hay và dễ làm tại nhà đó là dùng dầu xả để làm áo thun giãn ra. Bạn chỉ cần pha một ít dầu xả vào nước ấm sau đó ngâm chiếc áo trong khoảng 30 đến 60 phút. Dầu xả sẽ giúp làm mềm các sợi vải, giúp áo dễ dàng được kéo giãn mà không bị hư hỏng.
Sau khi ngâm, bạn lấy áo ra, trải lên một chiếc khăn tắm sạch rồi cuộn lại và nhẹ nhàng ấn để áo rút bớt nước. Cuối cùng, dùng tay kéo nhẹ áo theo chiều mong muốn để áp giãn rộng hơn. Khi phơi, bạn nên chọn nơi thoáng mát, có gió tự nhiên để giữ màu áo lâu hơn, hạn chế tình trạng hình in bị bong tróc.
Cách 3: Phục hồi cổ áo thun bị giãn bằng nước sôi
Một cách đơn giản nhưng hiệu quả để phục hồi cổ áo thun bị giãn là sử dụng nước sôi. Bạn chỉ cần đun nước sôi sau đó cho áo vào nồi và dùng muỗng inox hoặc vật dụng khác đến ấn áo xuống, đảm bảo áo gặp hoàn toàn trong nước. Ngâm áo trong nước nóng khoảng 5 đến 10 phút rồi tắt bếp và để áo trong nồi cho đến khi nước nguội hẳn.
Sau đó bạn chỉ việc vớt áo ra, vắt nhẹ và phơi lên dây. Mặc dù Nghe có vẻ ngược với nguyên lý nhưng nước sôi lại giúp phục hồi cổ áo thun bị giãn rất hiệu quả. Lưu ý rằng, phương pháp này phù hợp nhất với vải thun cotton, vì chất liệu này rất dễ co lại khi gặp nhiệt.
Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý rằng nhiệt độ cao có thể làm phai màu áo, vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra khi ngâm áo. Khi phơi, bạn nên chọn nơi bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ áo không bị hỏng và giữ được dáng cổ áo lâu dài.
Cách 4: Sử dụng bàn ủi để cổ áo thun đồng phục bị co giãn được khắc phục
Một cách khác để giữ cho cổ áo thun không bị giãn là sử dụng bàn ủi. Phương pháp này rất hiệu quả và đơn giản, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Lộn trái áo thun để bảo vệ mặt ngoài của áo.
- Bước 2: Bật bàn ủi ở chế độ ủi vải cotton, thường làm mức nhiệt cao nhất.
- Bậc 3: Dùng bàn ủi ủi trực tiếp vào phần cổ áo trong khoảng 2 đến 3 giây rồi nhấc lên và gặp lại động tác này.
- Bước 4: Tiếp tục ủi cho đến khi cổ áo trở lại dáng như bạn muốn.
Cách 5: Sử dụng giấm trắng để giữ form cho cổ áo
Giấm trắng không chỉ có tác dụng trong việc tẩy vết bẩn mà còn là một mẹo hay giúp cổ áo thun không bị giãn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ có tác dụng một phần và chỉ nên áp dụng cho những chiếc áo bị giãn 1 phần.
Bạn tiến hành pha giấm trắng với nước theo tỉ lệ 1:1, sau đó ngâm áo trong dung dịch này khoảng 30 phút. Sau khi ngâm xong, vắt nhẹ áo để nước thấm bớt vào phơi áo trên dây. Bạn có thể phơi dưới ánh nắng trực tiếp cho đến khi áo khô. Tuy nhiên, không nên phơi quá lâu để tránh làm ảnh hưởng đến chất liệu vải.
Vậy là tất cả những kinh nghiệm để khắc phục áo thun bị co giãn đã được Đồng Phục Thành Công chia sẻ qua bài viết này. Nếu quý khách có nhu cầu may đồng phục giá rẻ thì liên hệ hotline/zalo 0949 84 2020 để được tư vấn nhé.